Hệ thống hóa kiến thức chương
Một số dạng phương trình lượng giác đặc trưng khác và phương pháp giải
Phương trình đẳng cấp bậc hai đối với sinx và cosx
Dạng phương trình:
$asin^2x+bsinxcosx+ccos^2x=d(1)$
(a, b, c, d: có ít nhất 2 hệ số khác không)
Phương pháp giải:
- Cách 1:
Xét $cosx=0⇔x=\frac{π}{2}+kπ,k∈Z$ có là nghiệm của (1) hay không
Xét $cosx≠0$, chia hai vế của (1) cho $cos^2x$ ta được:
$atan^2x+btanx+c=d(1+tan^2x)⇔(a−d)tan^2x+btanx+c−d=0(1′)$
Đặt $t=tanx$
Phương trình (1′) trở thành: $(a−d)t^2+bt+c−d=0(2)$
Giải phương trình (2) theo t từ đó suy ra x theo $t=tanx$
- Cách 2: Sử dụng các công thức
$sin^2x=\frac{1−cos2x}{2}; cos^2x=\frac{1+cos2x}{2}; sinxcosx=\frac{sin2x}{2}$
Phương trình (1) trở thành:
$a(\frac{1−cos2x}{2})+b\frac{sin2x}{2}+c(\frac{1+cos2x}{2})=d⇔bsin2x+(c−a)cos2x=2d−a−c$
Đây là phương trình bậc nhất đối với $sin2x$ và $cos2x$.
Phương trình đẳng cấp bậc ba đối với sinx và cosx
Dạng phương trình:
$asin^3x+bsin^2xcosx+csinxcos^2x+dsinx+ecosx+fcos^3x=0(1)$
(a, b, c, d, e, f: có ít nhất 2 hệ số khác không).
Phương pháp giải:
Xét $cosx=0⇔x=\frac{π}{2}+kπ,k∈Z$ có là nghiệm của (1) hay không
Xét $cosx≠0$, chia hai vế của (1) cho $cos^3x$ ta được:
$atan^3x+btan^2x+ctanx+dtanx(1+tan^2x)+e(1+tan^2x)+f=0⇔(a+d)tan^3x+(b+e)tan^2x+(c+d)tanx+e+f=0 (1′)$
Đặt $t=tanx$
Phương trình (1′) trở thành:
$(a+d)t^3+(b+e)t^2+(c+d)t+e+f=0$ (2)
Giải phương trình (2) theo t từ đó suy ra x theo $t=tanx$
Phương trình đối xứng đối với sinx và cosx
- Dạng 1: $a(sinx+cosx)+bsinxcosx+c=0$
Phương pháp giải
Đặt $t=sinx+cosx=\sqrt{2}sin(x+\frac{π}{4})$
Điều kiện: $|t|≤\sqrt{2} (*)$
Suy ra $sinxcosx=\frac{1- t^2}{2}$
Khi đó phương trình trở thành: $bt^2+2at+2c−b=0$
Giải phương trình theo t kết hợp với điều kiên (*) suy ra t
Giải phương trình lượng giác cơ bản $\sqrt{2}sin(x+\frac{π}{4})=t$, suy ra x
Chú ý: Ta cũng có thể đặt $t=sinx+cosx=\sqrt{2}cos(x−\frac{π}{4})$ và làm tương tự như trên.
- Dạng 2: $a(sinx−cosx)+bsinxcosx+c=0$
Phương pháp giải
Đặt $t=sinx−cosx=\sqrt{2}sin(x−\frac{π}{4})$
Điều kiện: $|t|≤\sqrt{2}$ (*)
Suy ra $sinxcosx=\frac{1−t^2}{2}$
Khi đó phương trình trở thành: $bt^2−2at−2c−b=0$
Giải phương trình theo t kết hợp với điều kiện (*) suy ra t
Giải phương trình lượng giác cơ bản $\sqrt{2}sin(x−\frac{π}{4})=t$, suy ra x
Chú ý: Ta cũng có thể đặt $t=sinx+cosx=\sqrt{2}cos(x−\frac{π}{4})$ và làm tương tự như trên.
Phương trình đối xứng đối với tanx và cotx
- Dạng 1: $4a(tan^2x+cot^2x)+b(tanx+cotx)+c=0$
Phương pháp giải
Điều kiện $\left\{ \begin{array}{} sinx≠0 \\ cosx≠0 \end{array} \right.⇔sin2x≠0⇔x≠\frac{kπ}{2},k∈Z$
Đặt $t=tanx+cotx$, điều kiện $|t|≥2$
Suy ra $tan^2x+cot^2x=t^2−2$
Phương trình trở thành:
$a(t^2−2)+bt+c=0⇔at^2+bt+c−2a=0$
Giải phương trình theo t và kết hợp với điều kiện (*), suy ra t
Giải phương trình $tanx+cotx=t$
Cách 1:
Ta có $tanx+\frac{1}{tanx}=t⇔tan^2x−t.tanx+1=0$
Đây là phương trình bậc hai theo $tanx$
Cách 2:
Ta có: $\frac{sinx}{cosx}+\frac{cosx}{sinx}=t⇔\frac{sin^2x+cos^2x}{sinxcosx}=t⇔sin2x=\frac{2}{t}$
Đây là phương trình cơ bản của $sin2x$
- Dạng 2: $a(tan^2x+cot^2x)+b(tanx−cotx)+c=0$
Điều kiện $\left\{ \begin{array}{} sinx≠0 \\ cosx≠0 \end{array} \right.⇔sin2x≠0⇔x≠\frac{kπ}{2},k∈Z$
Đặt $t=tanx−cotx$. Khi đó $tan^2x+cot^2x=t^2+2$
Phương trình trở thành:
$a(t^2+2)+bt+c=0⇔at^2+bt+c+2a=0$
Giải phương trình theo t và kết hợp với điều kiện (nếu có), suy ra t
Giải phương trình $tanx−cotx=t$
Cách 1:
Ta có $tanx−\frac{1}{tanx}=t⇔tan^2x−ttanx−1=0$
Đây là phương trình bậc hai theo tanx
Cách 2:
Ta có: $\frac{sinx}{cosx}−\frac{cosx}{sinx}=t⇔\frac{sin^2x−cos^2x}{sinxcosx}=t⇔\frac{−2cos2x}{sin2x}=t⇔cot2x=\frac{−t}{2}$
Đây là phương trình cơ bản của $cot2x.$
Toán 11 - Chương 1 - Bài 4: Ôn tập Hàm số lượng giác và phương trình lượng giác - HocHay
{total_items} bình luận-
{item.mid}
{item.name}
{item.description}
Trả lời
{item.time}