Kiến thức cần nhớ
Định nghĩa
- Cho điểm I. Phép biến hình biến điểm I thành chính nó và biến mỗi điểm M khác I thành điểm M′ sao cho I là trung điểm của M′ được gọi là phép đối xứng tâm I.
- Kí hiệu: $D_I$
Như vậy $D _I(M)=M'⇔\overrightarrow{ IM}+\overrightarrow{ IM′} = \vec{0}$
- Nếu $D _I(H)=H$ thì I được gọi là tâm đối xứng của hình (H).
Tính chất phép đối xứng tâm
Bảo toàn khoảng cách giữa hai điểm bất kỳ.
- Biến một đường thẳng thành đường thẳng song song hoặc trùng với nó.
- Biến một đoạn thẳng thành đoạn thẳng bằng đoạn đã cho.
- Biến một tam giác thành tam giác bằng tam giác đã cho.
- Biến đường tròn thành đường tròn có cùng bán kính.
Biểu thức tọa độ của phép đối xứng tâm
Trong mặt phẳng Oxy cho I(a;b),M(x;y), gọi M′(x′;y′) là ảnh của M qua phép đối xứng tâm I thì:
$\left\{ \begin{array}{} x’= 2a - x \\ y’ = 2b - y \end{array} \right.$
Một số dạng toán thường gặp
Dạng 1: Tìm ảnh của một điểm qua phép đối xứng tâm.
Phương pháp:
Sử dụng biểu thức tọa độ của phép đối xứng tâm $\left\{ \begin{array}{} x’= 2a - x \\ y’ = 2b - y \end{array} \right.$
Dạng 2: Tìm ảnh của một đường thẳng qua phép đối xứng tâm.
Phương pháp:
- Bước 1: Lấy hai điểm bất kì thuộc đường thẳng.
- Bước 2: Tìm ảnh của hai điểm trên qua phép đối xứng tâm.
- Bước 3: Viết phương trình đường thẳng đi qua hai điểm đó ta được đường thẳng cần tìm.
Dạng 3: Tìm ảnh của đường tròn qua phép đối xứng tâm.
Phương pháp:
- Bước 1: Tìm tâm và bán kính đường tròn.
- Bước 2: Tìm ảnh của tâm đường tròn qua phép đối xứng tâm.
- Bước 3: Viết phương trình đường tròn có tâm vừa tìm được ở trên và có bán kính bằng bán kính đường tròn đã cho.
#Toanlop11 #Toan11 #Hoctoan11 #Luyenthitoan11 #Giaitoan11 #Lythuyettoan11 #Ontaptoan11 #Toanhinhhoc11 #Hochay
Xem thêm:
{total_items} bình luận-
{item.mid}
{item.name}
{item.description}
Trả lời
{item.time}