Định nghĩa
Cho điểm O và góc lượng giác α. Phép biến hình biến O thành chính nó và biến mỗi điểm M≠ O thành điểm M′ sao cho OM′=OM và góc lượng giác $\widehat{(OM,OM′)}=α$ được gọi là phép quay tâm O, góc quay α.
Kí hiệu: $Q_(O,α)$
- Khi α=(2k+1)π, k∈Z thì $Q_(O,α)$ là phép đối xứng tâm O.
- Khi α=k2π(k∈Z) thì $Q_(O,α)$ là phép đồng nhất.
Tính chất của phép quay
- Bảo toàn khoảng cách giữa hai điểm bất kì.
- Biến một đường thẳng thành đường thẳng.
- Biến một đoạn thẳng thành đoạn thẳng.
- Biến một tam giác bằng tam giác đã cho.
- Biến đường tròn thành đường tròn có cùng bán kính.
Giả sử phép quay tâm I góc quay α biến đường thẳng d thành đường thẳng d′, khi đó:
- Nếu $0<α≤\frac{π}{2}$ thì góc giữa hai đường thẳng d và d′ bằng α.
- Nếu $\frac{π}{2}<α<π$ thì góc giữa hai đường thẳng d và d′ bằng π− α.
Biểu thức tọa độ của phép quay
Trong mặt phẳng Oxy, giả sử M(x;y) và $M′(x′;y′)=Q_(O,α)(M)$ thì
$\left\{ \begin{array}{} x′=xcosα−ysinα \\ y′=xsinα+ycosα \end{array} \right.$
Trong mặt phẳng Oxy, giả sử M(x;y),I(a;b) và $M′(x′;y′)=Q_(I,α)(M)$ thì
$\left\{ \begin{array}{} x′= a+(x−a)cosα−(y−b)sinα \\ y′= b+(x−a)sinα+(y−b)cosα \end{array} \right.$
#Toanlop11 #Toan11 #Hoctoan11 #OnThiToan11 #Luyenthitoan11 #Giaitoan11 #Toan11HinhHoc #Lythuyettoan11 #Ontaptoan11 #Toanhinhhoc11 #Hochay
Xem thêm:
{total_items} bình luận-
{item.mid}
{item.name}
{item.description}
Trả lời
{item.time}