Vật Lý Lớp 12 - Chương 3: Dòng Điện Xoay Chiều - Chủ đề 1: Đại Cương Dòng Điện Xoay Chiều - HocHay


Đăng bởi Mỹ Anh | 27/04/2021 | 1099
Vật Lý Lớp 12 - Chương 3: Dòng Điện Xoay Chiều - Chủ đề 1: Đại Cương Dòng Điện Xoay Chiều - HocHay

Video bài học Vật Lý Lớp 12 - Dòng Điện Xoay Chiều - Đại Cương Dòng Điện Xoay Chiều - HocHay

Vật Lý Lớp 12 - Dòng Điện Xoay Chiều - Đại Cương Dòng Điện Xoay Chiều

Khái niệm về dòng điện xoay chiều

Là dòng điện có cường độ biến thiên tuần hoàn với thời gian theo quy luật của hàm số sin hay cosin, với dạng tổng quát:

$$i=I_0 cos(ωt+φ)$$

Trong đó:

i: cường độ dòng điện tức thời

$I_0 > 0$: cường độ dòng điện cực đại

$φ$: pha ban đầu của cường độ dòng điện

Nguyên tắc tạo ra dòng điện xoay chiều

  • Nguyên tắc:

Khi cho một khung dây phẳng có N vòng, diện tích S quay đều với vận tốc ω xung quanh trục vuông góc với các đường sức từ của một từ trường đều thì trong khung dây xuất hiện suất điện động cảm ứng xoay chiều và cảm ứng từ $\overrightarrow B$. Nếu nối hai đầu khung dây với một mạch ngoài kín thì trong mạch ngoài có dòng điện xoay chiều.

  • Suất điện động xoay chiều:

Suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung dây:

$$e = - \frac {∆ϕ} {∆t} = -ϕ'= E_0 cos(ωt+φ_0)$$

Đặt $E_0 = ωNBS = ωϕ_0$ là suất điện động cực đại và $φ_0 = α-\frac π 2$

Từ thông qua khung dây:

$$φ = NBScos(ωt + α) = φ_0 cos(ωt + α)$$

Từ thông cực đại gửi qua khung dây $φ_0 = NBS$ với $α = (\overrightarrow n; \overrightarrow B)$

  • Lưu ý:

Suất điện động chậm pha hơn từ thông góc $\frac π 2$

Mối liên hệ giữa suất điện động và từ thông:

$$({\frac e {E_0}})^2 + ({\frac φ {φ_0}})^2 = 1$$

Điện áp xoay chiều

Khi trong khung dây có suất điện động thì 2 đầu khung dây có điện áp xoay chiều có dạng:

$$u = U_0 cos(ωt + φ_u)$$

Trong đó:

$U_0$: điện áp cực đại

u: điện áp tức thời

$φ_u$: pha ban đầu của điện áp

Giá trị hiệu dụng

  • Cường độ hiệu dụng của dòng điện xoay chiều là đại lượng có giá trị bằng cường độ dòng điện không đổi, sao cho khi đi qua cùng một điện trở R, thì công suất tiêu thụ trong R bằng công suất trung bình tiêu thụ trong R bởi chính dòng điện xoay chiều đó.

$$I = \frac {I_0} {\sqrt 2}$$

$$U = \frac {U_0} {\sqrt 2}$$

$$E = \frac {E_0} {\sqrt 2}$$

  • Nhiệt lượng toả ra: trên điện trở R trong thời gian t nếu có dòng điện xoay chiều i chạy qua là:

$$Q = I^2Rt = \frac {{I_0}^2} 2 Rt$$

  • Công suất toả nhiệt trên R khi có dòng điện xoay chiều chạy qua:

$$P = I^2R = \frac {{I_0}^2} 2 R$$

Tiếp theo: 


Công ty CP Giáo Dục Học Hay

Giấy phép kinh doanh số: 0315260428

Trụ sở: 145 Lê Quang Định, phường 14, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh

Điện thoại: 028 3510 7799

TRUNG TÂM HỌC TIẾNG ANH ONLINE, TIẾNG ANH GIAO TIẾP, LUYỆN THI TOEIC, IELTS - CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN GIÁO DỤC HỌC HAY

Giấy phép kinh doanh số: 0315260428-001

Văn phòng: Lầu 3, 145 Lê Quang Định, phường 14, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 0896 363 636

Email: lienhe@hochay.com - hochayco@gmail.com

Mạng xã hội HocHay - Giấy phép MXH số 61/GP-BTTTT ngày 19/02/2019